Cùng tìm hiểu về cấu tạo của móng cọc bê tông
Móng cọc là thứ không thể thiếu trong quá trình xây dựng bất cứ công trình nào. Với nhiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xây dựng xuống các lớp đất đá dưới và xung quanh, đây là khâu vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ vững chắc của công trình. Vậy cấu tạo của móng cọc bê tông bao gồm những gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu này trong bài viết dưới đây.
Móng cọc bê tông gồm hai bộ phận chính là cọc và đài cọc.
– Cọc: Cọc là kết cấu có kích cỡ chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang. Cọc được đóng tại chỗ vào lòng đất để truyền tải trọng công trình xuống các lớp đất nhằm giúp cho công trình đạt các yêu cầu đúng theo quy định. Cọc bê tông cốt thép là loại cọc được đúc sẵn rồi đưa xuống lòng đất để chịu lực đứng hoặc lực ngang.
– Đài cọc: Đài cọc là kết cấu có nhiệm vụ để liên kết các cọc lại với nhau và phân bố tải trọng công trình lên các cọc. Nội lực ở cọc do tải trọng kết cấu phần công trình phía trên truyền xuống qua hệ đài được sinh ra do quá trình chuyển vị tại điểm liên kết của cọc với hệ đài. Trong tính toán thiết kế hệ cọc, có thể phân ra 2 loại đó là đài tuyệt đối cứng và đài mềm.
Ứng dụng của các loại cọc trong công trình
– Cọc tre, cọc cừ tràm
Cọc tre, cọc cừ tràm sử dụng để gia cố nền đất cho các công trình có tải trọng truyền xuống không lớn hoặc sử dụng để gia cố cừ kè vách hố đào. Loại cọc này được sử dụng ở những khu đất ẩm ướt, ngập nước, trong điều kiện này giúp tuổi thọ Cọc tre, cọc cừ tràm sẽ khá cao. Nếu Cọc tre, cọc cừ tràm làm việc trong khu đất khô ướt thất thường thì rất nhanh chóng bị ải hoặc mục. Loại cọc này thích hợp cho các công trình xây chen và có khả năng chịu tải trọng công trình từ 3 đến 5 tầng.
– Cọc ép, cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ
Cọc ép, cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ được sử dụng khi phương án móng nông không đáp ứng được về kỹ thuật hoặc chi phí xử lý nền. Việc chọn giải pháp móng cọc cần phải có cơ sở, khi tính toán cần chính xác để đảm bảo kỹ thuật. Cọc ép, cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ được ứng dụng trong các công trình xây có tải trọng không lớn lắm
– Cọc nhồi, cọc barrette
Cọc nhồi, cọc barrette là loại cọc được sử dụng trong các công trình tải trọng lớn. Phương án móng cọc nhồi được với nhà cao tầng còn cọc barrette có sức chịu tải lớn nên dùng cho những công trình xây dựng có tải trọng dưới móng rất lớn. Móng barrette sử dụng khi kết hợp làm tường vây và cũng thường dùng cho loại nhà có 2 tầng hầm trở lên.
– Cọc đóng và cọc ép
Công nghệ ép cọc bê tông có thể tạo ra lực ép lên đến 200 tấn và sức chịu tải của cọc đến hơn 100 tấn. Do vậy, các công trình xây dựng nhà từ 30 tần trở lên đều có thể dùng phương pháp cọc ép. Với công trình xây nhà dân dụng thì nên sử dụng cọc 20x20cm và chiều dài cọc vừa đủ để Qa đạt 10 đến 20 tấn là được. Sử dụng cọc có kích thước vừa đủ là ta dùng đối trọng nhỏ ép, giúp tránh được việc gây ảnh hưởng đến những công trình lân cận. Về chiều dài cọc ép cũng nên lưu ý là những chiếc cọc ép không được xuyên qua lớp cát chặt, đất sét chặt lẫn laterit dày hơn 2m.
Địa chỉ cung cấp móng cọc bê tông chất lượng
Ngay từ khi mới thành lập, Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Nền Móng Thăng Long đã luôn đặt ra mục tiêu là trở thành đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng và thi công ép cọc hàng đầu cả nước. Chính vì vậy, chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực cung cấp đến khách hàng những sản phẩm chất lượng cao cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời nhất. Nhờ những nỗ lực đó, chúng tôi đã từng bước đi lên và giờ đây đã chiếm được một vị trí không hề nhỏ trong lòng người tiêu dùng. Hãy đến với Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Nền Móng Thăng Long đến sở hữu những chiếc móng cọc bê tông chất lượng cao cùng giá thành hợp lý nhất!