Top 3 loại cọc bê tông phổ biến trong xây dựng công trình
Cọc bê tông là thứ không thể thiếu trong mỗi công trình. Nếu bạn đang không biết lựa chọn loại cọc nào cho công trình của mình thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn 3 loại cọc bê tông phổ biến trong xây dựng công trình hiện nay.
Cọc bê tông cốt thép thường
Đây là loại cọc được sản xuất sẵn tại xưởng và sử dụng các phương tiện chuyên dụng để đóng và nén xuống đất. Loại cọc bê tông cốt thép thường này có tiết diện vuông, chiều dài tiết diện phụ thuộc vào địa chất và quy mô công trình. Nếu chiều dài quá lớn thì có thể chia cọc thành các đoạn ngắn để thuận tiện chuyên chở và thiết bị hạ cọc. Các cọc thường gặp hiện nay có tiết diện từ 0,2 – 0,4m, chiều dài cọc thường nhỏ hơn 12m.
Loại cọc bê tông cốt thép này thường sử dụng trong môi trường địa chất có nền đất mới san bằng như các khu dân cư mới. Loại cọc này rất thích hợp cho đất nền có chướng ngại vật nhờ khả năng đâm xuyên mà vẫn đảm bảo không bị nứt gãy.
Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực
Đây là loại cọc được sản xuất và bảo dưỡng trên hệ thống dây chuyền và đã được sản xuất theo quy cách và khuôn khổ cụ thể. Loại cọc bê tông ly tâm dự ứng lực này có 2 loại hình dạng phổ biến là cọc hình vuông và cọc hình tròn mác bê tông ly tâm từ 500 trở lên.
Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực được sản xuất bằng phương pháp ly tâm có cấp độ chịu nén của bê tông từ 400 đến 600. Chiều dài và bề dày thành cọc sẽ tùy thuộc vào đường kính ngoài của cọc. Loại cọc này thích hợp với những công trình được xây dựng ở nơi có điều kiện địa chất đơn giản, không nhiều chướng ngại vật cứng. Việc hạ cọc có thể sử dụng các thiết bị đơn giản như hạ bằng máy ép cọc, xoắn, hạ bằng búa hoặc dùng phương pháp xói nước.
Cọc ly tâm dự ứng lực có thể cắm sâu hơn rất nhiều so với cọc bê tông cốt thép thường nên nó có thể tận dụng được khả năng chịu tải của đất nền. Do vậy, lượng cọc bố trí sẽ ít hơn so với cọc bê tông cốt thép, từ đó sẽ giúp tiết kiệm chi phí xây dựng hơn.
Vì đây là loại bê tông kết hợp với thép cường lực nên giảm được tiết diện cốt thép, và giúp giảm được trọng lượng thuận tiện trong việc chuyên chở và kinh phí. Một ưu điểm khác của cọc bê tông ly tâm là khả năng chịu tải ngang lớn, do bê tông của loại cọc ly tâm này được ứng lực từ trước nên tăng khả năng chịu kéo, vì thế mà khả năng chống ăn mòn chống thấm cũng rất cao.
Cọc khoan nhồi
Đây là loại cọc được đổ bê tông ngay tại công trình, bê tông được đổ vào những lỗ khoan hoặc ống thiết bị. Đường kính cọc khoan nhồi đa dạng với nhiều thông số và có trường hợp không đồng đều ở các lỗ khoan địa chất, chiều dài cọc khoan nhồi không hạn định tùy thuộc vào sức nặng công trình và điều kiện địa chất. Với đường kính thường là 0,6m, 0,8m, 1,0m, 1,2m, 1,4m, cho thấy tiết diện của cọc khoan nhồi này lớn hơn nhiều so với 2 loại cọc đút sẵn.
Ưu điểm nổi bất của loại cọc khoan nhồi này là có thể sử dụng đối với những địa hình có độ cứng cao thậm chí cọc đóng cũng không tới được. Sức chịu tải ngang rất lớn nên việc thi công cọc có chất rung nhỏ hơn nhiều so với thi công cọc đóng. Đặc biệt không gây trồi đất xung quanh nên cọc nhồi rất phù hợp để áp dụng với những công trình được xây dựng tại các khu dân cư mà không sợ bị tác động đến những công trình liền kề.
Trên đây là top 3 loại cọc được sử dụng phổ biến trong thi công nền móng cho các công trình kiến trúc hiện nay. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về các loại móng cọc hay cần thi công ép cọc bê tông cho công trình, hãy đến ngay Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Nền Móng Thăng Long. Chất lượng sản phẩm cùng dịch vụ của chúng tôi chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng!